Kỷ yếu - tập san

Phía cuối dãy hành lang

Phía cuối dãy hành lang

Administrator
Đến đây tôi nghẹn ngào đến tột độ, mọi cảm xúc trong tôi sắp vỡ òa. Tôi không hiểu, tôi không phải, tôi tự trách mình vì một việc làm lầm lỡ nhưng cũng đã quá muộn rồi. Tôi là người cự tuyệt cái ước muốn nhỏ nhoi đó của em.

 

 

Em biết giờ là mấy giờ rồi không?

- Dạ... dạ... em biết, nhưng mà...

- Không nhưng gì cả, tôi đã quy định rồi, em thường xuyên đi trễ, lôi thôi nữa, em về luôn đi!

Tôi nghiêm mặt quay lại tiến lên bục giảng, tiếp tục bài giảng. Là những tuần đầu của năm học mới, là lớp đầu cấp III nữa nên không tập tính, uốn nắn ngay thì sau này không có thói quen, không có nề nếp, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn sẽ khổ. Nghĩ vậy, tôi xử lý nghiêm ngay từ đầu.

Trong suốt buổi dạy lòng tôi cũng vô cùng thảnh thơi và nghĩ bụng Luyến vẫn đang còn đứng ở phía cuối hành lang, chờ đến hết tiết thứ nhất rồi xin vào học tiết thứ hai như mọi khi. Hết tiết thứ nhất tôi về phòng đợi của giáo viên uống nước, rồi trở lại dạy tiếp tiết thứ hai.

Tôi vào lớp, việc đầu tiên tôi làm là hướng mắt về góc trái lớp, chỗ ngồi của Luyến vẫn trống trơn và tôi nghĩ Luyến bị nộ như vậy chắc là về nhà luôn rồi.

Lúc này tôi thấy trong lòng hơi bất an, trong đầu cứ chợn vợn một ý nghĩ về hành động hơi quá của mình đối với Luyến, nhưng rồi nghĩ: Luyến là một học sinh ngoan hiền, chăm chỉ, mỗi tội là đi học lôi thôi, không có giờ giấc gì cả, hay bị trễ học, tôi làm nghiêm để làm gương cho các bạn khác trong lớp.

Nghĩ thế tôi cứ tiếp tục dạy mà không nghĩ thêm một điều gì nữa.

Tôi dự định chủ nhật sẽ tới nhà em để xem tình hình thế nào và tại sao em lại vắng học không phép như vậy. Bữa nay tôi đến sớm như mọi khi, lại nhìn về phía cuối hành lang của dãy nhà.

Tôi nhớ như in đến từng chỗ, từng viên gạch nơi Luyến thường đứng đợi để hết tiết học mới vào học giờ sau. Hôm nay tự nhiên tôi thấy ái ngại làm sao, tôi cố gắng bước đi thật nhanh và không dám nhìn về phía đó để vào lớp học xem Luyến có đến lớp hay không.

Thật ngạc nhiên, hôm nay là thứ bảy mà Luyến vẫn chưa đến lớp. Vừa đặt cặp xuống bàn, lớp trưởng báo cáo với tôi rằng Luyến đã theo gia đình vào miền Nam kiếm sống.

Và sau này tôi mới biết rằng gia đình Luyến chỉ có hai anh em trai và một em gái út. Anh trai Luyến học buổi sáng và hai anh em chỉ có một chiếc xe đạp, trường thì cách nhà tới 9 cây số nên thường thường em phải đợi anh của mình đi học về mới có xe đạp để đến trường.

Mẹ Luyến phải xa hai anh em từ khi hai đứa còn học tiểu học vào tận mãi Bình Dương để làm công nhân, hằng tháng gửi tiền về cho hai đứa ăn học và lo thuốc thang cho người bố bị tai nạn bại liệt đã mấy năm nay.

Giờ đây mẹ Luyến cũng không còn đủ sức và lanh lẹ nữa để làm thuê nuôi hai con ăn học, phải trông cậy vào hai con của mình, nhưng mà chúng ăn cũng chưa đủ no, mặc cũng chưa đủ ấm thì làm sao?!

Ngày hôm sau tôi lên lớp sớm để sinh hoạt 15 phút đầu giờ và để hỏi nguyên cớ tại sao Luyến lại đi trễ như vậy. Trống điểm vào sinh hoạt 15 phút đầu giờ, nhìn về phía góc trái lớp, chỗ ngồi của Luyến vẫn trống, tôi chột dạ, cảm thấy mình dường như vừa làm một việc gì đó xấu xa hay tội lỗi, nó xâm chiếm, bao trùm lên toàn bộ suy nghĩ của tôi.

Cảm xúc đó cũng nhanh chóng tan biến khi tôi hỏi lớp trưởng nguyên nhân Luyến vắng học, lớp trưởng báo cáo Luyến vắng học không phép cũng không biết vì sao. Tôi dò hỏi mấy bạn ở gần nhà cũng không biết được vì sao em không đến lớp.

Lúc này dòng tâm tưởng dằng dặc theo tôi cả buổi dạy, tôi nghĩ bụng nếu như có chuyện gì không may xảy ra với em thì mình cũng thật đáng trách. 

Lớp học hôm nay thật buồn, tôi cảm nhận được trong mắt lũ học trò đứa nào đứa nấy cũng nghiêm nghị, ẩn chứa một điều gì đó để chuẩn bị dò hỏi tôi về một điều gì đó bất trắc.

Nghĩ đến đây tôi lại thấy thương Luyến vô cùng, tôi thấy mình hẹp hòi và hơi quá, tôi buồn và không muốn nghĩ thêm gì nữa. Dường như nỗi khổ và gánh nặng gia đình hiện rõ trên khuôn mặt em, khiến Luyến khắc khổ và già hơn bạn bè cùng trang lứa. 

Bây giờ tôi mới hiểu được nỗi khổ của em, tôi chạnh lòng và cảm thương, sự nghiêm nghị và gắt gỏng của tôi hằng ngày giờ đã tan biến...

Kết thúc bài viết này tôi chúc em và gia đình mãi hạnh phúc, sau này em sẽ thành đạt. Xin gửi lại chút bâng khuâng, chút hờn giận trên bục giảng cho cơn gió mang đi thật xa. Và “phía cuối dãy hành lang” mãi mãi là kỷ niệm.

******

Mấy ngày sau nữa, học sinh trong lớp cho tôi hay buổi học hôm đó Luyến đến lớp chỉ học một tiết đầu để tạm biệt bạn bè và có gửi cho tôi một bức thư. 

Khi đọc bức thư tôi mới vỡ lẽ ra tất cả, em đi học muộn cũng chỉ vì bất đắc dĩ mà thôi, cho dù tôi mắng như vậy nhưng em cũng xin học cho bằng được tiết học cuối cùng để nghe lời giảng của tôi trước khi rời khỏi mái trường theo gia đình vào miền Nam.

Đến đây tôi nghẹn ngào đến tột độ, mọi cảm xúc trong tôi sắp vỡ òa. Tôi không hiểu, tôi không phải, tôi tự trách mình vì một việc làm lầm lỡ nhưng cũng đã quá muộn rồi. Tôi là người cự tuyệt cái ước muốn nhỏ nhoi đó của em. 

Tôi biết em không phải là một học trò như vậy, tất cả cũng chỉ vì gánh nặng cuộc sống gia đình mà thôi nên trên con đường đến với cái chữ thật chênh vênh...

Theo Lê Thanh Thi

Tuoi tre

Nguồn : giaoducthoidai.vn

    GV đăng nhập xem TKB

    Tài khoản:
    Mật khẩu:

    Hướng dẫn đăng nhập

    HS đăng nhập xem điểm

    Tài khoản:
    Mật khẩu:

    Hướng dẫn đăng nhập

    Dạy và học Online

    Tuyển dụng nhân sự

    Bản đồ vị trí

    Bản đồ vị trí

    Thống kê truy cập

    • Đang truy cập: 19
    • Hôm nay: 3,733
    • Hôm qua: 3,864
    • Tuần này: 23,974
    • Tuần trước: 26,141
    • Tháng này: 107,306
    • Tháng trước: 349,187
    • Tổng cộng: 3,457,384

    Liên kết website

    Top