Kỷ yếu - tập san

Miếng vá

Miếng vá

Administrator
Trong hành trang cuộc đời chúng tôi mang theo hôm nay luôn có bóng dáng một người thầy với bài học thuở nào. Đó là kỷ niệm năm chúng tôi học lớp 10A2 (niên khóa 2002-2005) Trường THPT Số II Quảng Trạch (Quảng Bình) với thầy Nguyễn Minh Hóa, hiện đang công tác tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Lệ Thủy, Quảng Bình).

Hôm đó, thầy bước vào lớp với tâm thế của một giáo viên mới ra trường đứng lớp tiết đầu tiên. Sau màn “khởi động” với lớp, thầy nói: “Sau giảng đường đại học nhiều mộng mơ chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mong các em phát hiện giùm tôi những chỗ sai sót để chúng ta cùng tiến lên mỗi ngày”. Hơn bốn mươi gương mặt non choẹt chúng tôi đón nhận lời thầy bằng cử chỉ bưng miệng cười, những tiếng cười mà sau khi thầy vào lớp đã có và chính bản thân thầy cũng không hiểu vì sao. Thầy bắt đầu giảng bài. Thế nhưng, càng nói to chừng nào, càng diễn giải về những kiến thức của môn học bao nhiêu thì những gì mà thầy nhận lại được lúc đó chỉ là những tiếng cười.

Ảnh chỉ có tính minh họa (Từ Internet)

Thầy bèn gọi Liêm, lớp trưởng, để hỏi vì sao. Liêm gãi đầu, loay hoay không biết nói sao, càng mắc cỡ bao nhiêu thì khuôn mặt của bạn ấy ửng đỏ lên để cuối cùng chợt vỡ ra mấy tiếng: “Dạ, là tại miếng vá ở đầu gối nơi cái quần thầy đang mặc ạ!” Thầy giáo nhìn xuống ống quần bên trái, một miếng vá rất khéo chừng hơn một centimet rồi nở một nụ cười thân thiện. Giọng thầy ân cần: “Thầy tưởng chuyên môn nghiệp vụ của thầy có vấn đề, còn miếng vá này thì thầy đã vá cách đây mấy tháng khi còn trong giảng đường đại học. Thầy nghĩ rằng vì gián cắn một lỗ nhỏ như thế mà vứt đi chiếc quần mới may hoàn toàn ưng ý là điều không nên”.

Khác hẳn với lúc thầy và trò mới gặp gỡ, giờ đây là một không gian im ắng của lớp học. Thầy tiếp tục bảo ban: “Cũng như các em, gia đình thầy sống ở nông thôn, với cảnh bố ì ạch đẩy chiếc xe bò chất đầy thóc khi ngày mùa tới, liêu xiêu lưng còng dáng mẹ hằng ngày trên những ruộng vườn xanh tươi. Rồi mai này, các em xa gia đình, tới các thành phố để học tập, các em mới hiểu hết sự vất vả chạy vạy của bố mẹ với ước mơ cho con cái ăn học thành tài. Rồi các em sẽ hiểu vì sao thầy lại không bỏ đi những thứ mà theo các em là không hợp, là lỗi thời và quê mùa. Đơn giản là thầy không muốn làm người vô ơn, vứt bỏ đi công sức của bậc sinh thành khi thầy đang còn sống nhờ vào bố mẹ”. Rồi giờ học lại tiếp tục trong sự ngơ ngác, vòng vo những suy tư trong đầu chúng tôi xung quanh lời giải đáp của thầy về miếng vá.

Cũng từ khoảnh khắc tuổi học trò đó mà mỗi ngày trôi qua, chúng tôi càng thấm thía hơn kỷ niệm giữa thầy và trò năm nào. Không hẳn là một dấu ấn khó phai, đó còn là một bài học.

 

Nguồn : nld.com.vn

    GV đăng nhập xem TKB

    Tài khoản:
    Mật khẩu:

    Hướng dẫn đăng nhập

    HS đăng nhập xem điểm

    Tài khoản:
    Mật khẩu:

    Hướng dẫn đăng nhập

    Dạy và học Online

    Tuyển dụng nhân sự

    Bản đồ vị trí

    Bản đồ vị trí

    Thống kê truy cập

    • Đang truy cập: 4
    • Hôm nay: 2,177
    • Hôm qua: 1,777
    • Tuần này: 2,177
    • Tuần trước: 12,683
    • Tháng này: 31,450
    • Tháng trước: 72,294
    • Tổng cộng: 3,690,027

    Liên kết website

    Top