Kỷ yếu - tập san

Lời cô vọng mãi

Lời cô vọng mãi

Administrator
(GD&TĐ) - Mưa buồn... Từ những suy nghĩ mông lung chuyển dần sang trống rỗng. Tôi giết thời gian của mình trên facebook. Tôi cứ rê chuột lướt qua những ảnh vui, chúng khiến tôi khuây khỏa và có chút nụ cười xả stress nhạt nhòa. Tò mò cuốn tôi vào những dòng chữ khoanh tròn trên bức hình…

Ảnh minh họa/internet

 

Nội dung trong bài viết về hiện tượng học trò nói xấu thầy cô với những lý do không đâu; vì sự hiếu thắng của học trò. Hay nói đúng hơn là vì sự ích kỷ của một số học trò cá biệt, chỉ biết suy nghĩ cho mình chứ không cho người khác…

Đọc những dòng chữ ấy, cảm giác mông lung lại trở về. Tôi tự thấy lòng hổ thẹn khi chính tôi cũng đã có những phút bồng bột suy nghĩ như vậy. Một cảm giác hối hận... xuất hiện trong tôi. Và, chuỗi ký ức học trò thuở xưa lại trở về.

Thú thực là từ nhỏ tôi chỉ yêu thích những môn học tự nhiên còn môn Văn học trong suy nghĩ của tôi chỉ là môn nằm tôi phải có trách nhiệm để tránh điểm liệt hoặc tránh kéo điểm tổng kết xuống. Suốt thời học sinh chỉ có hai năm tôi thực sự học Văn là lớp 8 và lớp 11; niềm đam mê Văn học xuất phát từ những câu chuyện cuộc sống, từ những hiểu biết sâu rộng và từ chính tấm lòng của thầy cô.

Nhưng ấn tượng sâu sắc hơn với tôi là cô Nguyệt - Giáo viên bộ môn Văn học 11. Dáng người nhỏ nhắn của cô luôn toát lên vẻ lạnh lùng, giọng nói nhỏ nhẹ, không kém phần “đanh”. Trong những giờ học khi một trong chúng tôi phạm lỗi hay có những hành xử không hay, cô thường dạy chúng tôi những điều nên sửa đổi. Cô nói rất ít nhưng rất thấm thía. Tôi kính trọng cô bởi dù là nữ nhưng cô có nét khí phách. Điều đó làm chúng tôi thực sự cảm phục.

Rồi ngày chia tay với thầy cô dạy bộ môn cũng đã đến khi chúng tôi lên lớp. Lớp 12, năm cuối cùng của tuổi học trò, tôi vẫn còn là đứa trẻ - trong cả diện mạo và suy nghĩ, tính cách.  Tôi tức lên, muốn khóc khi bài văn  “Phân tích tính nhân văn trong tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân” chỉ được sáu điểm với lời phê của giáo viên “Có ý tưởng của sách tham khảo”.

Tôi đã chẳng thích thú gì với kiểu học Văn mà học thuộc lòng, học từng từ từng chữ của người khác và đặc biệt là tôi nghĩ rằng bị o ép trong một lối suy nghĩ kìm kẹp tính sáng tạo của giáo viên này. Tôi đến nhà cô vỡ òa trong tức tưởi. Bài văn này nếu là cô em cũng chỉ được sáu điểm thôi – cô trấn an tôi. 

Nhưng khung điểm của cô thấp khác với khung điểm của cô ấy… còn lời phê nữa… Tôi phụng phịu với cô, như thể bắt lỗi, ăn vạ cô giáo mình.

Cô trấn tĩnh một lát, rồi bảo: "Ừ… có phần hơi thiệt cho em. Nhưng em hãy luôn luôn nhớ: “Một người thầy dù có thế nào thì trò vẫn phải giữ lòng tôn kính. Ít nhất người thầy cũng đã bỏ bao công sức đèn sách để đạt đến học vị cử nhân, thạc sĩ… Bỏ bao công sức thức đêm thức hôm để soạn giáo án đứng lớp dạy các em. Dù sao thầy cô giáo vẫn hơn các em ít nhất một bậc, ít nhất là cái đầu, chẳng trứng nào mà khôn hơn vịt cả. Thầy cô vẫn luôn xứng đáng là người để các em tôn kính…”.

Lời cô vẫn y nguyên trong tiềm thức của tôi. Giá như những người học trò, đến các phụ huynh và cả nhà giáo để tất cả mọi người nhận thức đúng hơn về vai trò và sự cao quý của người nhà giáo như lời dạy của cô thì cuộc sống này sẽ đẹp biết bao.

Nguồn : gdtd.vn

 

    GV đăng nhập xem TKB

    Tài khoản:
    Mật khẩu:

    Hướng dẫn đăng nhập

    HS đăng nhập xem điểm

    Tài khoản:
    Mật khẩu:

    Hướng dẫn đăng nhập

    Dạy và học Online

    Tuyển dụng nhân sự

    Bản đồ vị trí

    Bản đồ vị trí

    Thống kê truy cập

    • Đang truy cập: 14
    • Hôm nay: 2,316
    • Hôm qua: 3,864
    • Tuần này: 22,557
    • Tuần trước: 26,141
    • Tháng này: 105,889
    • Tháng trước: 349,187
    • Tổng cộng: 3,455,966

    Liên kết website

    Top