Người cha không thể chấp nhận sự thật đó. Ông trở nên cay đắng trong lòng, và ông bắt đầu cách ly mình khỏi cuộc sống, không muốn gặp bạn bè, từ chối tất cả những hoạt động có thể hàn gắn lại vết thương lòng mình, không tham gia bất kỳ việc gì vốn có thể khiến ông trở về với con người bình thường vốn có của mình.
Cây đèn đã tắt
Nhưng rồi một đêm nọ, ông có một giấc mơ. Ông mơ thấy mình ở trên thiên đàng, và đang dự một đám rước lộng lẫy, trang trọng và huy hoàng của tất cả những thiên thần nhỏ. Bọn họ diễu hành đến Ngôi của Tòa Án Trắng trong một hàng ngũ dường như không có điểm cuối…Mỗi một đứa trẻ thiên thần trong chiếc áo choàng trắng đều cầm trên tay một cây đèn cầy. Và ông nhận thấy trong đám thiên thần đó, có một thiên thần nhỏ cầm trên tay cây đèn cầy đã tắt ngấm. Bất chợt, ông nhận ra thiên thần nhỏ đó chính là con gái yêu dấu của mình. Chạy đến bên con, trong khi đám rước dừng lại một chút, ông ôm chầm lấy con mình trong tay, vuốt ve con nhẹ nhàng, và hỏi:
“Sao vậy con, sao chỉ có cây đèn cầy của con là không sáng?”
“Cha ơi, họ vẫn thường xuyên phải thắp lại đèn cho con, nhưng nước mắt của cha luôn làm cho nó tắt ngấm đi.” Đến đó, người cha giật mình thức giấc khỏi giấc mơ.
Bài học rất rõ ràng với ông, và nó có tác dụng ngay lập tức. Từ giờ phút đó trở đi, người cha không còn tự cô lập mình nữa, ông lại bắt đầu hòa đồng với những bạn hữu và cộng đồng. Và như vậy, cây đèn cầy của con gái ông cũng sẽ không bị dập tắt bởi những giọt nước mắt đau thương của ông.
Trong cuộc đời, có nhiều lúc chúng ta cũng như người cha kia, nuối tiếc về quá khứ vốn tưởng chừng rất tốt đẹp, hoặc nghĩ về những gì đã từng là sở hữu của mình, để rồi khi mất đi điều đó, chúng ta sống mãi trong đau thương và tuyệt vọng.
(sưu tầm)