Báo cáo đọc sách của học sinh tiết chào cờ đầu tuần

BÁO CÁO ĐỌC SÁCH 28/11/2022

BÁO CÁO ĐỌC SÁCH 28/11/2022

Administrator

BÁO CÁO ĐỌC SÁCH

CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA ỨNG XỬ

LỚP 10A3

Thứ 2 ngày 28/11/2022

 

 

     Theo Mustafa Kemal Atatürk – vị Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kì đã từng nói: “Thành công đúng nghĩa trong cuộc sống là thành công đủ mọi mặt”. Mọi mặt ở đây tất nhiên không thể không nhắc đến khía cạnh đạo đức và trong đó cách ứng xử giữa người với người là yếu tố để đánh giá đạo đức, phẩm chất và nhân cách của một con người. Và cụm từ “Văn hóa ứng xử” chưa bao giờ không ngừng được nhắc đến trong bất kì mối quan hệ xã hội nào trong cuộc sống. Như vậy, câu hỏi đặt ra là “Văn hóa ứng xử là gì?” và “Vì sao chúng ta cần phải ứng xử một cách có văn hóa?”

     Đầu tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu “Văn hoá ứng xử là gì ?” Khái niệm văn hoá ứng xử có thể được hiểu là cách ứng xử của con người đối với những sự việc diễn ra trong cuộc sống, được đánh giá thông qua lời nói, cử chỉ, thái độ, hành vi,…Văn hoá ứng xử là liều thuốc chữa lành mọi mối quan hệ, là cách gắn kết tình thương giữa người với người, là tiền đề cho mọi sự trân trọng, yêu thương tồn tại trong xã hội. Đồng thời nó phản ánh trí tuệ, tính cách, phẩm chất hay sự giáo dục của một con người. Người ứng xử có văn hoá là người biết lễ độ, biết đối nhân xử thế, hiểu mình hiểu người để hành xử đúng đắn, văn minh.

     Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã răn dạy con cháu về các quy tắc ứng xử thông qua các câu ca dao, tục ngữ như: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ” hay “Ăn coi nồi ngồi coi hướng”…Khái niệm văn hóa ứng xử không phải là một khái niệm quá trừu tượng hay xa vời mà nó rất gần gũi với chúng ta. Điển hình như từ thuở bé, khi chúng ta bắt đầu bi bô tập nói thì chúng ta đã được bố mẹ, người lớn dạy tiếng “ạ” mỗi khi gặp người lớn hay được người lớn cho quà bánh. Hay hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi” là những từ đầu tiên mà một đứa trẻ mẫu giáo được dạy bảo khi được nhận quà hoặc làm sai. Hoặc ngay cả là những cử chỉ, hành vi như gặp người lớn hơn phải cuối đầu chào, biết nhường chỗ ngồi cho người già và phụ nữ mang thai khi đi xe buýt, biết xếp hàng chờ đến lượt của mình, …. tất cả đều là những chuẩn mực cơ bản mà bất kì một đứa trẻ nào cũng được dạy, được học trong suốt quá trình trưởng thành và nó cũng là những cử chỉ, lời nói mà bất kì ai cũng phải nằm lòng trong bộ quy tắc ứng xử trong cuộc sống.

     Tuy nhiên, để bộ quy tắc ứng xử của mỗi cá nhân ngày càng có văn hóa, đúng đắn thì cần phải có sự dạy bảo, chỉ dẫn, giáo dục từ phía gia đình, nhà trường và xã hội bên cạnh đó cũng cần phải có sự tiếp thu, rèn luyện, tu dưỡng của chính bản thân của mỗi người. Bởi lẽ cách ứng xử sẽ phần nào nói lên tính cách, phẩm chất, trí tuệ của mỗi con người. Khi chúng ta ứng xử một cách đúng đắn, có văn hóa, lịch sử với mọi người xung quanh thì chúng ta cũng sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp, và cách ứng xử có văn hóa như cách mà mình đã làm với họ. Điều này sẽ giúp gắn chặt tình cảm tốt đẹp trong xã hội và cũng là tiền đề để phát triển một xã hội văn minh.

      Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, văn hóa ứng xử trên không gian mạng cũng nhanh chóng trở thành đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Bởi lẽ, trên không gian “ảo” ấy con người dường như thoải mái bày tỏ quan điểm cá nhân nhiều hơn và đã không ít những trường hợp ứng xử thiếu văn hóa dẫn đến những hậu quả tiêu cực, không đáng tiếc xảy ra và ảnh hưởng đến đời sống thực của con người. Chúng ta có thể điểm qua vấn nạn “bạo lực mạng xã hội” đã và đang xảy ra với một số “nạn nhân” bởi những lời bình luận, thô tục, thiếu lịch sự, những hình ảnh, video chế nhạo, sai sự thật của một số thành phần sử dụng mạng xã hội thiếu văn minh gây ra, đặc biệt nhất là “hiệu ứng đám đông”. Tất cả đã để lại những hậu quả nặng nề cho những “nạn nhân mạng xã hội” như chứng rối loạn tâm lí, trầm cảm, hoảng sợ… Do đó trong xã hội hiện đại ngày nay, việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử trên không gian này là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết để tạo nên một không gian mạng xã hội lành mạnh có văn hóa.

      Xét về bản thân học sinh chúng ta, việc học tập, rèn luyện cách ứng xử là vô cùng quan trọng. Do đó, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đã được các trường chủ động hiện thực hóa bằng cách đưa vào các quy định cụ thể trong nội quy của học sinh như “Lễ độ với thầy cô, công nhân viên và người lớn tuổi khi gặp phải lễ phép chào hỏi” hay “ Về nhà phải lễ phép với ông bà cha mẹ, anh chị và người lớn tuổi”. Điều này giúp học sinh chúng ta thực hiện đúng đắn và tự rèn luyện mỗi ngày. Bên cạnh đó, chính thầy cô của chúng ta là những tấm gương gần gủi và thiết thực nhất để chúng ta học tập và noi theo.

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của mỗi con người chúng ta. Vì vậy ứng xử có văn hóa là một trong những chìa khóa giúp chúng ta dễ dàng bước đến thành công hơn, bên cạnh đó cũng nâng tầm giá trị của bản thân, gắn kết các mối quan hệ trong xã hội. Do đó, mỗi người chúng ta không ngừng rèn luyện và cẩn trọng trong cách ứng xử của bản thân và cùng nhau thực hiện để tạo dựng một cộng đồng ứng xử văn minh, lịch sự.

 

 

    GV đăng nhập xem TKB

    Tài khoản:
    Mật khẩu:

    Hướng dẫn đăng nhập

    HS đăng nhập xem điểm

    Tài khoản:
    Mật khẩu:

    Hướng dẫn đăng nhập

    Dạy và học Online

    Tuyển dụng nhân sự

    Bản đồ vị trí

    Bản đồ vị trí

    Thống kê truy cập

    • Đang truy cập: 7
    • Hôm nay: 2,606
    • Hôm qua: 1,821
    • Tuần này: 11,645
    • Tuần trước: 14,552
    • Tháng này: 60,444
    • Tháng trước: 107,613
    • Tổng cộng: 2,398,527

    Liên kết website

    Top