Gốc mai già

Năm năm rồi, ông Tư mới về quê tảo mộ, tiện dịp ghé thăm bạn học cũ. Con đường nhựa chính dẫn đến các ngơ xóm những ngày cuối năm luôn rộn rịp, ồn ào đủ mọi thanh âm. Đứa cháu nội chở ông Tư trên chiếc hon-da phải liên tục bóp c̣i báo hiệu. Nó dừng xe bỏ ông xuống trước cổng nhà ông Năm rồi chạy thẳng đến quán nước của người bà con gần đó. Ông Năm mau mắn bước ra đón bạn, tay bắt mặt mừng. Hôm nay, mới 25 âm lịch mà gốc mai trước sân đă nở hoa vàng rực khiến ông Tư có cảm giác lâng lâng như đang sống trong những ngày đầu xuân. Khách tỏ vẻ ngạc nhiên, trầm trồ với chủ nhà:

- Tuyệt…tuyệt đẹp! Xin chúc mừng gia đ́nh ông năm nay lại ăn Tết sớm! Mấy năm trước, lần nào đi tảo mộ về tụi nhỏ cũng khen gốc mai nhà ông luôn cho hoa…“trái vụ”. Nay được tận mắt chứng kiến, quả không ngoa chút nào.

Ông Năm cũng nói vui:

- Ông ơi! Tuổi già bỗng trở chứng thích “chơi” hoa mai khác người ta, nên 5 năm nay, tui canh cho nó nở trước Tết cả tuần. Hồi sớm này, ư là tui có lặt bớt một số để ngâm rượu uống trong ba ngày xuân, vậy mà nó vẫn nở đặc cành như vậy.

Đợi ông Tư vào nhà đốt xong mấy nén nhang trên hai bàn thờ, ông Năm mời bạn đến uống trà nơi chiếc bàn tṛn đặt giữa hiên cửa chính ngôi nhà chữ đinh c̣n đậm nét đẹp xưa. Bấy giờ, ông Tư mới liếc qua mấy chậu kiểng nép ḿnh tội nghiệp cũng đang lập ḷe hương sắc. Chúng được chủ nhân sắp xếp thành ṿng tṛn quây quanh gốc mai cách đều khoảng ba mét, vô t́nh càng làm tôn vẻ uy phong của gốc mai trong tư thế muốn vươn cao lên trời. Nhắp xong ngụm trà cúc, ông Tư gật gù tâm đắc với bạn:

- Những ngày cuối năm, được nh́n thấy hoa mai nở đẹp như vầy đúng là khó có ǵ sánh bằng. Tuy nhiên, tui c̣n đắn đo một điều là mỗi năm chỉ có… ba cái mùng, trong khi mọi gốc mai khác đang… mừng xuân th́ gốc mai của ông lại…

Ông Năm cười tít mắt:

- Không đâu! Cái câu “Càng già, càng dẻo, càng… sung” nếu được gán cho nó th́ sẽ rất chính xác. Mặc dù tuổi đă ngoài bảy mươi, nhưng năm nào nó cũng… sung cho hoa cả nửa tháng. Tuần đầu nở rộ, tuần c̣n lại mỗi ngày cứ đều đều nở thêm một số, nếu tỉa bớt lá, vẫn thấy màu hoa vàng rực. Bởi vậy trong ba ngày Tết, nó vẫn  đẹp, bà con cô bác ai thấy cũng khen. Mà thôi! Lâu quá mới có dịp gặp nhau, tui mời ông ở lại lai rai vài ly rượu mai. Hôm qua tụi nhỏ rê được con cá lóc nặng cả kư c̣n rộng trong khạp. Để tui xuống nhà sau dặn làm cái món mà ngày xưa ông rất khoái: Món nướng trui cuốn bánh tráng, ông nhớ không?  

- Ái chà! Ông găi đúng chỗ ngứa khiến tui bắt thèm. Làm ǵ th́ làm, tui cũng ở chơi với ông tới chiều mát mới về.

Ông Tư bước ra tham quan giàn kiểng, bây giờ ông mới chú tâm thưởng thức nét đẹp của từng chậu. Chúng cũng đỏm dáng khoe đủ sắc màu. Dừng chân trước chậu nguyệt quế đang tỏa hương thơm, ông hít một hơi dài sảng khoái rồi tiếp tục dạo quanh ngắm nghía những cành mai tươi thắm dưới ánh nắng dịu dàng của vùng đất quê hương. Gốc mai này đă có từ thời hai ông c̣n chơi đuổi bắt, trốn t́m… Thuở ấy, chỉ có ḿnh nó đứng chơ giữa nền đất sân nhà và nó cũng chỉ có hai người bạn nghịch phá là ông với ông Năm. Kỷ niệm tuổi thơ êm ái trở về… Ḷng già bỗng thấy lâng lâng niềm vui xen nỗi bùi ngùi…! Thấm thoát mà đă trên năm mươi năm…

Vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ông đă đem cả sáu miệng ăn lên tỉnh kiếm sống bằng đủ thứ nghề. Cuối cùng, gia đ́nh ông cũng lập nghiệp được trên mảnh đất nằm ở ngoại ô con đường đi thành phố. Năm nào ông cũng về quê tảo mộ trừ 5 năm gián đoạn vừa qua do bệnh hoạn kéo dài, cần phải tịnh dưỡng. Ông cầu mong cho ḿnh luôn có sức khỏe tốt để năm nào cũng được về thăm quê, thăm bạn. Ngắm sắc vàng rực rỡ trên cành mai, ông thấy thời gian sao trôi nhanh quá…Tuổi già sao quá vội hằn trên gương mặt nếp da, sức khỏe ngày một đi xuống, trong khi thân mai th́ ngày một trẻ lại, chỉ có cái gốc khô khẳng, sần sùi mới nói lên tuổi già của nó. Thế nhưng, nh́n vào cành hoa sẽ thấy nó luôn vươn lên sức sống, nên khi nghe mọi người gọi nó là “gốc mai già”, ông thấy có cái ǵ đó buồn buồn, đau đáu. Trong ḷng ông vẫn thích dùng cái tên b́nh thường mà thuở bé ông vẫn gọi là “cây mai vàng” để thấy nó luôn tươi sắc, trẻ trung… Ông bỗng thấy thoáng chút ngậm ngùi: “Nó đang khoe sắc chào đón người bạn ngày xưa từng chọc phá nó đây. Ôi! Trăm năm nó vẫn là “cây mai vàng”, trong khi ḿnh th́ đă là đất, là tro…! ”

Mồi “bén” vừa dọn xong, ông Năm lên tiếng giục bạn. Mùi cá nướng khen khét thơm rơm làm mũi ông Tư nở phồng. Ông chặt lưỡi hít hà rồi đón lấy từ tay bạn ly rượu hoa mai c̣n lấm tấm những sợi nhụy đỏ uống một hớp ngọt lịm. Giọng ông run run:

- Nẫy giờ đứng ngoài nắng mà vẫn không thấy nóng, thấy mệt bao nhiêu. Tui nh́n gốc mai mà nghĩ tới phận người… Nó hơn tuổi ḿnh mà sao suốt đời vẫn xanh tốt, càng già lại càng sung sức đâm chồi nẩy lộc nhiều hơn, trong khi ḿnh chưa lên chức lăo th́ đă… lảo đảo, liêu xiêu. Nếu c̣n giữ được sức khỏe tốt, không làm phiền con cháu th́ cũng may lắm rồi. Mấy đứa cháu nội khen tui đẹp lăo. Tui nói đùa:  “Nội đẹp lăo để cho người dưng ngắm mới thích hơn là cho bà, cho con cháu ngắm. Mấy con đừng khen làm nội …hư”. Dầu sao, đó cũng là niềm vui của tuổi già. Nhưng mà đến khi được gọi là đẹp lăo th́ c̣n…mấy năm hơi để giữ nó hả ông?

- Ông ở thành, điều kiện sống thoải mái nên được cho là đẹp lăo, chứ như tui ở quê th́ cái mặt cái tướng nó lớn hơn cái tuổi. Nói vui vậy thôi, theo tui, bắt đầu bước qua tuổi cổ lai hy này, ḿnh c̣n làm được cái ǵ giúp ích cho con cháu th́ quá tốt, bằng không cũng chẳng ai chê trách. Tuy nhiên, cái chuyện ḿnh thích, miễn đem đến niềm vui cho riêng ḿnh, có ư nghĩa với ḿnh và không làm phiền một ai th́ cứ việc thực hiện cho thỏa ḷng...

Ông Năm đang có ư nói xa nói gần với bạn về gốc mai nhà ḿnh. Cha ông đă sống gắn bó với nó trọn cuộc đời. Ông đă noi gương cha tiếp tục chăm sóc nó từng ngày để có được gốc mai vàng xuân sắc như hôm nay… Mấy năm thưa kết nụ do ảnh hưởng thời tiết, nó buồn trơ lá như hai cha con ông buồn phơi nỗi niềm chẳng thiết ǵ xuân sang. V́ thế, với cha con ông và với nó, măi măi là mùa xuân của nhau. Cứ mỗi lần Tết đến, nh́n gốc mai nở rộ, ông lại nhớ đến người cha kính yêu đă ươm trồng, nuôi dưỡng nó. Cha ông vẫn thường lấy nó là tấm gương để dạy dỗ ông rất nhiều bài học làm người. Vậy mà cha ông vẫn chưa một lần được thưởng thức trọn vẹn mùa xuân với gốc mai trước sân nhà ḿnh. Bởi v́ những năm tháng ấy, đất nước loạn lạc, làm ruộng không đủ ăn, phải vất vả chạy cơm chạy áo từng ngày lo cho vợ con c̣n tinh thần đâu, niềm vui đâu mà ngắm, mà thưởng thức…

Gió xuân đang ập về kết bạn vui đùa cùng gốc mai già. Những cánh hoa vàng tươi tung tăng rời cành. Ông Tư bỗng thấy ḷng nhẹ nhàng khoan khoái theo từng cơn gió mát. Thỉnh thoảng, ngoài đường lại có tiếng chuyện tṛ của ai đó trầm trồ khen gốc mai nở đẹp. Ông Tư mỉm cười nh́n bạn đang tách rời bộ ruột con cá bỏ vào chén ḿnh. Chủ nhà hối khách:

- Nó c̣n nóng, ông ăn liền cho ngon miệng. Chắc ông c̣n nhớ hồi nhỏ tụi ḿnh thường đùa giỡn quanh gốc mai này. Có lần vô t́nh làm găy một nhánh, tưởng sẽ bị cha tui đánh đ̣n, nhưng không ngờ ông lại vui vẻ gọi hai đứa vào đứng khoanh tay nghe ông dạy bảo một tràng: “Hai con lỡ vô ư lần đầu nên cha bỏ qua, lần sau sẽ bị phạt nặng. Hai con biết không, cây mai tượng trưng cho khí phách của người quân tử, nếu trồng dưới đất nó sống mạnh lắm. Mỗi năm phải tỉa cành, thúc ngọn tạo dáng, “ém” nó đứng lại, không cho mọc quá cao. Nếu các con biết chăm sóc hàng ngày, tới Tết nó sẽ nở hoa thật nhiều, nở cho đến đời con đời cháu tụi con”. 

- Tui không ngờ ông c̣n nhớ rơ từng lời của chú Hai. Nói thiệt, lúc đó tui sợ quá nên quên hết, chỉ mong được tha để “dọt” lẹ về nhà.

- Làm sao tui quên được. Kể từ đó, những lúc rảnh rỗi, ông lại gọi tui ra chỉ dẫn tỉ mỉ cách chăm sóc, tạo h́nh cho gốc mai, riết rồi thành thói quen cho đến tận bây giờ. Tui nhớ có lần một nhánh nhỏ đă được tỉa đẹp bị chết v́ sâu đục thân, cha tui tiếc nuối: “Nó như là “anh hai” của con, nhưng bất hạnh không biết tự chăm sóc ḿnh nên con phải ráng chăm sóc nó. Mỗi ngày được nh́n thấy mặt hai đứa là cha vui rồi”. Câu nói ấy làm tui động ḷng đến rơi nước mắt. Ông biết không, sau lần bị đột qụy phải vào nằm nhà thương cả tuần, cha tui mới nghĩ đến sức khỏe của ḿnh, mới chịu nghe lời con cháu hưởng nhàn, ngày ngày quanh quẩn thư giăn cùng gốc mai, chậu kiểng. Đến rằm tháng chạp, sau buổi sáng lặt lá mai, mỗi chiều cha tui lại ra ngắm hàng giờ từng búp non mới nhú, mong búp bung nụ đúng ngày để sáng sớm mùng một, trong bộ bà ba trắng mới, ông ra cái bàn này ngồi ngắm những chùm hoa tươi thắm đang đùa giỡn với mấy chú ong bầu và… kiên nhẫn chờ con cháu đến chúc Tết. Vậy mà, ông chỉ được tận hưởng niềm vui tinh thần ấy có đôi lần ngắn ngủi…

…Chiều 28 Tết cách nay 6 năm, hai cha con tui ngồi tại đây nhâm nhi bánh in, uống trà tàu, cùng ngắm gốc mai đang ôm nụ đặc chùm. Cha tui luôn nhắc khéo một câu quen thuộc: “Tháng củ mật này trộm cắp nhiều, con nhớ coi chừng… đồ đạc cẩn thận”. Tui biết cha đang lo lắng điều ǵ nhất. Ông sợ nói gở nên dấu trong ḷng. Tui phải trấn an rằng nhà ḿnh có chó khôn canh giữ, có hàng rào, cha đừng lo. Cha tui trầm tư một lúc rồi bất chợt ngẫu hứng ngâm hai câu trong bài “Vịnh cây mai già” của Ức Trai: “Đêm có mây nào quyến nguyệt/Ngày tuy gió chẳng bay hương…”. Uống xong ngụm trà tỏ vẻ tâm đắc với nhà thơ có cuộc đời lận đận, nhưng vẫn giữ phẩm tiết của bậc quân tử, ông lại lẩm nhẩm thêm mấy câu nói về “Mai”: “Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi/Ưa mi v́ tiết sạch hơn người/Gác đông ắt đă từng làm khách/Há những Bô tiên kết bạn chơi?”. “Con ơi, dẫu thời tiết có thế nào, mai vẫn giữ cốt cách cho riêng ḿnh. Con thấy không, cánh hoa mai khi rời cành vẫn vàng tươi, thanh khiết như thấu hiểu nghiệp tử sinh chỉ là “chốn đi về”. Gốc mai già kia càng được chăm sóc, nó càng mạnh khỏe, càng sống dai; khác với con người…” Chợt cha thở dài, khe khẽ từng tiếng một: “Phải chi lúc này hoa nở, gia đ́nh ḿnh ăn Tết trước th́ hạnh phúc biết bao. Nói xong, ông đứng lên đưa tay xoa ngực rồi lại chiếc vơng gần đó nằm yên cho đến khi đứa cháu nội đi chơi về phát hiện ông đă mất. Khuya hôm đó, tui ra cột miếng vải tang vào nhánh mai. Thật bất ngờ, điều kỳ diệu đă xảy ra… Tui thấy sương xuống ướt đẫm thân mai và lác đác một số nụ hoa hàm tiếu lặng lẽ bung cánh lóng lánh dưới ánh đèn từ trong nhà hắt ra. Tui cảm động rơi nước mắt. Thế là từ năm sau, tui bắt đầu thực hiện ước mơ đơn giản cuối cùng ấy cho cha tui được “hạnh phúc” nơi chín suối. Bây giờ, không ngờ lại trở thành cái thú đam mê của ḿnh. Ông ơi, có lẽ cha tui đă truyền thêm sức sống cho nó hay sao mà mấy năm sau này, dù thời tiết có thay đổi thất thường đến thế nào, tui thấy nó vẫn luôn làm vui ḷng ông bằng những chùm hoa nở rộ từ trong Tết cho đến hết mấy ngày
đầu xuân…

- Đó là lẽ phải của muôn loài. Tui nghĩ nó cũng có sự sống bằng hồn, cũng có trái tim biết sống phải đạo với những người nuôi dưỡng nó – Ông Tư sốt sắng nói chêm vào.

- Ḱa! Ông hăy nh́n cái dáng thẳng đứng mang ư nghĩa “trực quân tử” của gốc mai, nếu phân tích từng chi tiết sẽ thấy nó c̣n bao hàm nhiều ư nghĩa khác như: thân cây được chia làm hai nhánh lớn ôm sát nhau theo thế “phu thê tương hợp”; cành cây phân đều nhánh ngang, nhánh đứng tượng trưng cho sự phối hợp “văn vơ” nhu cương; cành ngắn, cành dài tức cành “quân”, cành “thần” thể hiện tôn ti trật tự người trên, kẻ dưới; c̣n cành lớn, cành nhỏ “phụ, tử” nói lên t́nh máu mủ cha con… Gốc mai này là loại mai ta, hoa năm cánh nên tui rất thích cái tên thanh mai hay hoàng mai của nó; không như bây giờ, cấy ghép đủ loại, mang đủ tên. Ông ơi! Có phải v́ thế mà cuộc sống của cha ông ta ngày trước thanh bạch, giản dị hay không? Hôm nay, được cùng ông chia sẻ nỗi ḷng thầm kín, tui rất vui. Nè! C̣n ba ngày nữa tới đám giỗ, ông nhớ về. Lúc c̣n sống, ổng hay nhắc tới ông lắm. Tui nhớ ông về có một lần hồi cúng giáp năm rồi vắng mặt luôn cho đến bây giờ.

Buổi trưa, nắng bắt đầu gay gắt, nhưng ở quê nhờ có nhiều bóng cây nên không khí tương đối dễ chịu hơn. Lại có tiếng la lớn từ ngoài đường vọng vào khiến hai ông già đang “cụng” ly chia sẻ nỗi niềm phải giật ḿnh. Ông Năm nh́n ra gật đầu vẫy tay đón nhận lời khen gốc mai của người quen từ xa mới về. Đôi bạn tâm giao nh́n nhau cười măn nguyện. Người vui nhất là chủ nhà, người vui lây là khách!

Ông Tư  đưa tay sang bắt lấy tay bạn:

- Tới bữa giỗ, dù có mắc công chuyện thế nào, tui cũng tranh thủ về đây với ông. Tui cũng có ư thích “chơi” mai trước Tết ít ngày, nên năm tới tui sẽ bắt chước ông thực hiện với “cây mai vàng” trước nhà cho bà con đi qua…“lé” con mắt chơi! 

Ông Năm nắm chặt tay bạn lắc lắc:

- Này ông! Nói ǵ th́ nói, làm ǵ th́ làm, ḿnh cũng phải có thêm một hai chậu…bung hoa ngày mùng một chứ…May mắn mà! Tui cũng đă “thủ” nó bên hông nhà chờ đến sáng 30 mới đem ra “chưng” đó ông.

Như vô t́nh mà lại hữu ư, hai ông cùng quay vào nhà lặng nh́n bức ảnh đặt trên bàn thờ phía bên phải. Đôi mắt người quá cố đang hướng về gốc mai già…!

Vũ Cường (Theo Văn nghệ Tiền Giang Xuân 2012)